Vải sợi thuỷ tinh kháng kiềm là một dạng vật liệu được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng. Nhật Đình sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể.
Vải sợi thuỷ tinh kháng kiềm và những điều cần biết
Vải sợi thuỷ tinh kháng kiềm được biết đến là một loại vật liệu có vai trò quan trọng trong việc tạo độ bền, độ kéo, độ uốn cho các vật liệu công trình. Sợi thủy tinh có thành phần gần như thủy tinh kính nhưng có thể dệt thành vải sợi với độ bền và ổn định cao. Bài viết dưới đây của Nhật Đình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vải sợi thủy tinh.
Nội dung tóm tắt bài viết
Sợi thủy tinh kháng kiềm và các khái niệm liên quan
Nhắc đến thủy tinh thì đặc tính của chúng là giòn và dễ vỡ nhưng chúng hoàn toàn linh hoạt khi ở thể sợi. Sợi thủy tinh được cấu tạo lên từ quá trình gia nhiệt ở nhiệt độ 1500 độ C đến 1700 độ C từ hợp chất silicat, aluminum, ít loại oxit kim loại và canxi.
Sau đó, chúng được kéo thành nhiều sợi thủy tinh rất mỏng, nhẹ và mịn với đường kính chỉ từ 4 – 34 μm. Cho nên, sợi thủy tinh có thể đúc khuôn thành các hình dạng hay kiểu dáng khác nhau như dạng vải, lưới…
Sợi thủy tinh kháng kiềm là gì?
Với đặc tính về độ bền, khả năng chống nhiệt, chống cháy cao… vải sợi thủy tinh kháng kiềm được gia cố và dùng nhiều trong sản xuất nguyên vật liệu. Và ứng dụng trong việc chế tạo nhựa GRP, vật liệu FRP…
Ngoài ra còn có lưới sợi thủy tinh kháng kiềm được tạo nên từ sợi thủy tinh làm lưới cơ bản, sau đó được phủ lên một lớp cao su kháng kiềm ZrO2 nên có khả năng chống kiềm tuyệt đối và độ bền cao.
Loại lưới này chủ yếu được sử dụng trong xây dựng để gia cố xi măng, đá, vật liệu tường, tấm lợp, thạch cao… Bởi vậy nó có những ưu điểm hơn hẳn các loại lưới khác như:
- Mô đun có độ đàn hồi cao và độ bền khi uốn
- Sự biến dạng và co rút thấp
- Có khả năng chịu nhiệt và chống cháy tốt, độ bền cao
Đặc tính của sợi thủy tinh kháng kiềm là gì?
Vải sợi thủy tinh kháng kiềm là một loại vật liệu đặc biệt có nhiều đặc tính nổi bật cụ thể là các đặc tính sau:
Độ đàn hồi cao
Trong quá trình kéo thủy tinh thành sợi thu được thành phẩm là sợi thủy tinh mảnh như tơ. Chúng có đặc tính kém mềm dẻo hơn các loại sợi dệt được làm từ các nguồn gốc động vật hay thực vật khác. Chính vì vậy, sợi thủy tinh không dễ dàng kéo giãn hay thắt nút do không có tính đàn hồi.
Vải sợi thủy tinh cho khả năng đàn hồi cao
Khả năng cách nhiệt tốt
Vì khả năng dẫn nhiệt kém nên vật liệu này còn được gọi là sợi thủy tinh cách nhiệt. Đồng thời cũng không thể dẫn điện, hay bị mục nát hoặc phân hủy theo thời gian.
Một điều đặc biệt là nước hay các chất hóa học, axit thông thường cũng không thể thẩm thấu qua hay tác động đến bề mặt của sợi thủy tinh. Nhờ đó mà sợi thủy tinh từ khi ra đời đến nay đã được ứng dụng nhiều trong hầu hết mọi lĩnh vực đời sống.
Khả năng chống thấm tốt
Khả năng chống thấm cao nên sợi thủy tinh thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp xây dựng, công trình tiếp xúc nước ở mật độ cao.
Nguyên vật liệu có khả năng chống thấm hiệu quả
Đồ bền cao
Tuy sợi thủy tinh cực kỳ bền chắc, gần giống như sợi Kevlar nhưng khi các sợi bị cọ xát vào nhau, chúng sẽ bị đứt và khiến vải có hiện tượng xù lông.
Sợi thủy tinh sẽ được phân loại thành một số dạng cơ bản như dạng thô, dạng tấm như chiếu, đệm. Ứng dụng tùy vào những mục đích sẳn xuất khác nhau.
Ưu, nhược điểm của sợi thủy tinh kháng kiềm
Vải sợi thuỷ tinh kháng kiềm là một giải pháp hữu hiệu có thể dùng để thay thế các loại nguyên vật liệu truyền thống trong xây dựng.
Ưu điểm nói chung của sợ thủy tinh có thể kể đến như:
- Sợi thủy tinh có trọng lượng riêng nhẹ
- Độ bền khi kéo sợi cao, tương đương thép
- Sợi thủy tinh có độ dẫn nhiệt thấp (tấm sợi thủy tinh cách nhiệt)
- Chống ăn mòn cao bởi các tác động bên ngoài hay môi trường khắc nghiệt
- Sự kết hợp tuyệt vời giữa sợi thủy tinh và những vật liệu khác tạo ra các sản phẩm mới có độ bền chắc chắn
- Với đặc tính mềm mại, dẻo và độ bền cao khi kéo sợi sẽ linh hoạt hơn các nguyên vật liệu khác, giúp dễ tạo hình, gia công, kéo, uốn…
- Có khả năng chống thấm nước và axit
- Khả năng cách âm hiệu quả, được dùng để xây dựng nhũng phòng chống ồn cho nhà ở, quán karaoke hoặc văn phòng…
Vải sợi thủy tinh có độ mềm và độ uốn cao
Ngoài ra, vải sợi thuỷ tinh kháng kiềm cũng có những ưu điểm riêng cụ thể như sau:
- Độ uốn tốt hơn gấp 4 lần so với cốt thép
- Dễ dàng tạo độ cong cho bê tông, sản xuất ra sẽ hạn chế bị nứt vỡ
- Trọng lượng nhẹ và mỏng hơn bê tông thông thường, thành phần chủ yếu bao gồm: cát sạch, sợi thủy tinh và xi măng (độ dày khoảng 20mm, trọng lượng khoảng 40kg/m2)
- Thi công dễ dàng, giảm gánh nặng công trình, kết cấu khung sườn
- Độ bền cao
- Chi phí bảo trì, sửa chữa thấp
- Dễ dàng dùng khuôn để chế tạo các sản phẩm có chi tiết hay hoa văn nhỏ hoặc phức tạp khác nhau
Chỉ duy nhất 1 nhược điểm là mô đun đàn hồi thấp. FRP – nhựa cốt sợi thủy tinh lớn hơn gỗ hai lần nhưng nhỏ hơn thép 10 lần. Vậy nên khi ẩm ướt các đặc tính ban đầu của nó sẽ biến mất và chỉ quay trở lại đến khi khô hoàn toàn.
Do đó, người ta sẽ không sử dụng sợi thủy tinh làm vật liệu cho các công trình dễ bị dột hay đọng nước như mái nhà…
Ứng dụng của sợi thủy tinh kháng kiềm
Bởi những đặc tính cơ học tuyệt vời của mình mà vải sợi thuỷ tinh kháng kiềm đều đóng vai trò quan trọng dù ở dưới dạng gì. Loại vật liệu này cũng ngày càng được phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như:
Trong đời sống
- Kết hợp với nhựa góp phần tạo nên vật liệu tổng hợp composite làm đồ trang trí, tranh ảnh, mô hình…
- Làm vật liệu cách điện cho các thiết bị điện như dây điện, cáp điện…
- Làm vật liệu cách âm cho nhà ở, văn phòng…
- Nhờ đặc tính chống ẩm mốc, độ bền cao sợi thủy tinh được dùng để làm các bao bì đựng hàng hóa
- Gia cố để làm lốp xe và các phương tiện giao thông khác
Trong công nghiệp sản xuất
Trong công nghiệp sản xuất đồ uống/thực phẩm, lưới sợi thủy tinh được sử dụng trong các băng tải, dây chuyền đóng chai của nhà máy bia, nước giải khát.
Trong công nghiệp hóa chất, sợi thủy tinh kháng kiềm được ứng dụng làm vải lọc, bồn chứa dung dịch trong các nhà máy hóa chất.
Gia cố cho các vật liệu bộ phận của ô tô như thân ô tô, vỏ, khung xương…
Vải sợi thủy tinh được ứng dụng nhiều trong xây dựng
Trong xây dựng
- Vải sợi thủy tinh kháng kiềm được ứng dụng để gia cố bề mặt tăng độ bền, chống các vết nứt
- Sợi thủy tinh kháng kiềm kết hợp với những vật liệu khác có thể gia tăng đặc tính cách nhiệt
- Sợi thủy tinh có thể dùng để làm tấm phủ sơn tường như một lớp chống cháy
- Làm chất gia cố cho các loại tấm trải sàn giúp tăng độ bền, có khả năng chịu kéo và hạn chế việc bị đâm thủng bởi những dịch chuyển có trọng lượng nặng.
- Cửa sổ sợi thủy tinh được lắp đặt trong các tòa nhà
- Làm chất gia cố cho bê tông giúp tăng độ bền cho vật liệu xây dựng
Ngoài ra, lưới sợi thủy tinh kháng kiềm cũng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như:
- Cách nhiệt tường ngoài: được sử dụng làm vật liệu kết cấu để chống nứt và cải thiện hiệu suất nhiệt.
- Tấm lợp: tăng cường khả năng chống thấm và nâng độ bền cho mái nhà.
- Tăng cường vật liệu đá: giúp liên kết đá tự nhiên hoặc nhân tạo, ngăn ngừa biến dạng và vỡ.
- Hệ thống lọc: lọc các tạp chất nhỏ trong nước hoặc các chất lỏng khác.
- Bê tông cốt sợi thủy tinh (GRC): được sử dụng để sản xuất các cấu kiện bê tông nhẹ và bền cho các công trình xây dựng khác nhau.
Hy vọng những thông tin về vải sợi thuỷ tinh kháng kiềm trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chọn nguyên vật liệu xây dựng. Hãy liên hệ với Nhật Đình để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
- Địa chỉ: 181 Đường Cầu Diễn – Hà Nội
- Hotline: 0974128860
- Web: www.vatlieucomposite.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.