Bê tông sợi thủy tinh được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Để có thêm thông tin chi tiết về loại vật liệu này, cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Bê tông sợi thủy tinh -tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực
Bê tông sợi thủy tinh trong thời gian gần đây chính là loại vật liệu được tìm kiếm nhiều nhất, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Điều này đã cho thấy được vật liệu này có tính ứng dụng cao trong các công trình và các lĩnh vực liên quan. Để giúp bạn có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về bê tông sợi thủy tinh? Ưu nhược điểm của loại vật này? Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Nhật Đình để cùng nắm bắt nhé!
Nội dung tóm tắt bài viết
- 1 Tìm hiểu bê tông sợi thủy tinh vật liệu như thế nào?
- 2 Lịch sử hình thành bê tông sợi thủy tinh
- 3 Những thành phần chính có trong bê tông sợi thủy tinh
- 4 Bê tông sợi thủy tinh có quy trình sản xuất như thế nào?
- 5 Phun và đổ khuôn GRC bao gồm những bước nào?
- 6 Sử dụng bê tông sợi thủy tinh có những ưu nhược điểm gì?
- 7 Tính ứng dụng của bê tông sợi thủy tinh
- 8 Kết Luận
Tìm hiểu bê tông sợi thủy tinh vật liệu như thế nào?
Có lẽ bạn đã từng nghe nhiều đến bê tông sợi thủy tinh phải không, tuy nhiên chưa nắm bắt được chính xác vật liệu này. Theo đó, bê tông sợi thủy tinh là loại vật liệu xây dựng được sản xuất bằng kỹ thuật đúc khuôn và được phun từ hỗn hợp. Trong đó bao gồm cốt liệu mịn, cát sách, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và kết hợp cùng với các loại phụ gia hóa dẻo khác.
Hình 1: Vật liệu bê tông sợi thủy tinh được sử dụng phổ biến hiện nay
Theo đó, nhà sản xuất sẽ sử dụng hỗn hợp này để trộn đều và phun cốt vào khuôn có sẵn. Do đó, mà bê tông sợi thủy tinh luôn đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và luôn có sự đồng nhất đến từ các chi tiết nhỏ.
Bê tông sợi thủy tinh được người dùng đánh giá cao hơn cả bê tông truyền thống. Với bê tông này được dùng những tấm mặt tiền ở bên ngoài công trình xây dựng hay làm bê tông đã được đúc sẵn trong các kiến trúc để tạo dựng.
Lịch sử hình thành bê tông sợi thủy tinh
Bê tông sợi thủy tinh được viết tắt tiếng anh là GRC – loại bê tông cốt sợi. Vật liệu GRC được sử dụng nhiều để làm các tấm mặt tiền của tòa nhà bên trong và bê tông đã được đúc sẵn. Những loại vật liệu tương tự chính là tấm lợp xi măng và tấm xi măng.
Hình 2: Lịch sử hình thành nên bê tông sợi thủy tinh
Theo đó, sợi thủy tinh bê tông lần đầu tiên xuất hiện ở Nga được dùng để gia cố xi măng. Nhưng chúng cũng đã bị ăn mòn bởi nền xi măng Portland có tính kiềm cao. Do đó, mà sợi thủy tinh này đã được phát triển mạnh ở Anh và một số đất nước khác.
Việc bê tông dễ bị hư hỏng do phản ứng kiềm có lẽ bạn đã nghe nhiều đến. Đặc biệt trong đó có chứa thành phần silica phản ứng trong cốt bê tông, mà thủy tinh chủ yếu là silica. Theo đó, GRC ban đầu được tìm thấy vào năm 1940, nhưng chúng nhanh chóng thất bại bởi môi trường kiềm.
Nhưng vào năm 1970, sợi thủy tinh kháng kiềm đã được hoàn thiện bởi Owens-Corning và Nippon Electric Glass (NEG) . Từ đó mà loại vật liệu này đã được ứng dụng nhiều vào việc chế tạo nên bê tông sợi thủy tinh.
Những thành phần chính có trong bê tông sợi thủy tinh
Bê tông sợi thủy tinh sẽ bao gồm sợi thủy tinh có tính chịu kiềm có cường độ cao được dùng để nhúng trong nền bê tông. Khi chúng tồn tại ở dạng này đều giữ được đặc điểm vật lý và hóa học. Bên cạnh đó còn có sự kết hợp giữa các đặc tính không thể đạt được với trong 2 thành phần hoạt động riêng lẻ.
Hình 3: Những thành phần chính có trong bê tông sợi thủy tinh
Tóm lại, thành phần chính của bê tông sợi thủy tinh đó là sợi thủy tinh. Trong đó sợi thủy tinh hoạt động như một phương tiện để truyền tải giữa các sợi cũng như bảo vệ chúng khỏi tác hại của môi trường kiềm. Các sợi thủy tinh sẽ gia cố và có các chức năng cực kỳ hữu ích khác trong vật liệu composite.
Sợi thuỷ tinh luôn tồn tại ở dạng sợi liên tục, thảm sợi được cắt nhỏ và len dây thừng cùng với vải dệt thoi. Với vật liệu này sẽ được phủ hợp chất nhựa epoxy để bảo vệ khỏi sự tấn công bởi xi măng Portland.
Bê tông sợi thủy tinh có quy trình sản xuất như thế nào?
Bê tông sợi thủy tinh là loại vật liệu đã sử dụng trong nhiều năm qua để sản xuất nên các sản phẩm bê tông. Đặc biệt là chúng được dùng nhiều với các tấm ốp kiến trúc mỏng. Theo đó chúng ta có thể nắm bắt về quy trình sản xuất của bê tông sợi thủy tinh sau đây.
Hình 4: Bê tông sợi thủy tinh có quy trình sản xuất như thế nào?
- Áp dụng phương pháp GRC phun thường: Được sử dụng nhiều với các chi tiết cỡ lớn, chẳng hạn như sử dụng để sản xuất tấm hoàn thiện mặt dựng công trình.
- Phương pháp GRC sẽ thường được đổ khuôn với các chi tiết nhỏ như chỉ phào, hoa văn, phù điêu, đầu cột,…
Phun và đổ khuôn GRC bao gồm những bước nào?
Để có thể cho ra được sản phẩm GRC hoàn chỉnh thì cần phải trải qua các bước phun và đổ khuôn. Theo đó, chúng ta có thể tham khảo về các bước sau đây:
Hình 5: Phun và đổ khuôn GRC bao gồm những bước nào?
Các bước phun GRC
- Bước 1: Trước tiên cho vật liệu vào máy trộn cắt cao nước và kèm theo các vật liệu khác. Khi trộn hãy cho từ từ cát và xi măng, trộn từ 1 – 2 phút để giúp cho hỗn hợp này được mịn và đều hơn. Để có thể biết được hỗn hợp có đạt được tiêu chuẩn hay không thì sẽ được kiểm định bằng máy thí nghiệm đo độ sụt bê tông.
- Bước 2: Tiếp theo cho hỗn hợp đã mịn vào máy phun, khi được đưa vào máy phun sẽ được chuyển vòi phun với tỷ lệ dòng chảy đã được điều chỉnh.
- Bước 3: Vật liệu GRC sẽ được phun đều cho đến khi độ dày của chúng đã đạt tiêu chuẩn. Thường độ dày sẽ dao động từ 10 – 15mm là đã đạt yêu cầu. Lúc này con lăn sẽ được sử dụng để nén chặt lớp bề mặt.
- Bước 4: Sử dụng khuôn để có thể giữ lại phần vật liệu và bao bọc chúng bằng lớp nhựa dẻo. Khi đã ra thành phẩm hãy bảo quản chúng trong thời gian là một tuần trước khi đưa vào sử dụng.
Các bước đổ khuôn GRC
- Bước 1: Trước tiên bạn cần trộn đều 2 hỗn hợp cát và xi măng đổ thêm nước vào hỗn hợp đã trộn. Sau đó cho với máy trộn và giữ máy trộn ở tốc độ nhanh nhất để lớp vữa được mịn hơn. Trộn hỗn hợp này từ 1 – 2 phút sau đó mới giảm tốc độ và cho thêm sợi thủy tinh đơn vào máy, tiếp tục trộn trong vòng 3 phút.
- Bước 2: Hãy đổ hỗn hợp đã được hoàn thiện vào khuôn, sử dụng bàn khuôn để tạo nên những sản phẩm theo yêu cầu.
- Bước 3: GRC sẽ giữ lại khuôn và chúng được một lớp nhựa dẻo polythne bao phủ lên trên. Với mục đích chính là duy trì được độ ẩm tốt nhất trong những ngày tiếp theo.
- Bước 4: Tách khuôn GRC và hãy bảo quản chúng ở dưới 1 lớp nhựa dẻo. Mục đích chính là duy trì được độ ẩm nhưng thời gian bảo quản là 7 ngày trước khi bắt đầu công trình.
Sử dụng bê tông sợi thủy tinh có những ưu nhược điểm gì?
Bê tông sợi thủy tinh được sử dụng nhiều là vậy, tuy nhiên chúng vẫn tồn tại một số những ưu điểm và hạn chế sau:
Hình 6: Sử dụng bê tông sợi thủy tinh có những ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm nổi bật
Chúng ta có thể kể đến một số ưu điểm nổi bật của bê tông sợi thủy tinh đó là:
Tạo hình dễ dàng bởi kết cấu mỏng nhẹ
Trong bê tông sợi thủy có thành phần chính là sợi thủy tinh và cát trộn xi măng. Chính vì thế mà loại vật liệu này có kết cấu mỏng nhẹ và dễ dàng trong việc vận chuyển cũng như tạo hình theo yêu cầu. Nhờ vào đó mà ứng dụng của loại vật liệu này cũng trở nên đa dạng và phổ biến hơn nhiều.
Có khả năng chịu lực cao và độ bền bỉ vượt trội
Mặc dù bê tông sợi thủy tinh mỏng nhẹ nhưng lại có khả năng chịu được cường độ cao từ 50 – 80 Mpa. Khi đó loại bê tông thông thường chỉ chịu được 30 Mpa. Xét về độ uốn dẻo thì loại vật liệu này có khả năng chịu được từ 20 -30 Mpa. Điều này cũng đã giúp cho loại vật liệu này thích nghi được với nhiều kiểu dáng và yêu cầu thiết kế khác nhau hoàn hảo.
Không bị tác động bởi môi trường bên ngoài
Với bê tông sợi thủy tinh không bị tác động bởi môi trường bên ngoài và có khả năng chịu được tia UV, cực tím và chống thấm hoàn hảo. Đây cũng là lý do chính khiến loại vật liệu này có độ bền cao thích hợp với nhiều công trình ngoài trời và trong nhà.
Hình 7: Bê tông sợi thủy tinh có khả chịu được sự tác động của môi trường
Điểm hạn chế của GRC
Mặc dù GRC sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế sau:
Khi thi công đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính chính xác
Trong quá trình thi công bê tông sợi thủy tinh cần đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng trong từng giai đoạn. Vì điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến tính thống nhất của các công trình mà vật liệu này sử dụng.
Khả năng cách nhiệt và cách âm kém
Điểm hạn chế tiếp theo của bê tông sợi thủy tinh đó là khả năng cách âm và cách nhiệt kém. Bởi kết cấu của loại bê tông này đặc biệt hơn so với loại bê tông sử thông thường.
Bê tông sợi thủy tinh năng hơn bê tông thông thường
Có một thực tế rõ ràng là bê tông sợi thủy tinh sẽ nặng hơn so với loại bê tông thường. Do đó mà quá trình vận chuyển cũng như áp dụng vào các công trình sẽ khó khăn hơn.
Tính ứng dụng của bê tông sợi thủy tinh
Trong các công trình xây dựng thì bê tông sợi thủy tinh có khả năng đáp ứng tối đa yêu cầu về mặt hình khối. Từ mặt cong 3D, mặt đứng, màu sắc cho đến chất liệu,…Tất cả đều đáp ứng được nhu cầu của các kiến trúc sư và tạo hình được cho công trình xây dựng khác nhau.
Hình 8: Tính ứng dụng của bê tông sợi thủy tinh
Điểm đặc biệt nhất của loại vật liệu này đó chính là có thể vận chuyển, lắp ráp dễ dàng vì chúng khá mỏng nhẹ. Đồng thời GRC cũng không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài môi trường như bão tố, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn,….
Việc sở hữu thiết kế đa dạng cả về hình khối và màu sắc thì bê tông sợi thủy tinh ứng dụng cho mọi công trình kiến trúc. Trong đó có khả những công trình từ cổ điển cho tới hiện đại. Điều này đã đáp ứng được mọi yêu cầu của kiến trúc sự trong việc tạo nên điểm nhấn cho công trình và các ý tưởng độc đáo.
Cùng với những đặc tính nổi bật, vật liệu này thích hợp cho việc cải tạo các công trình kiến trúc. Sử dụng GRC giúp công trình tăng tuổi thọ, tăng tính thẩm mỹ và tăng hiệu quả trong quá trình sử dụng.
Kết Luận
Như vậy với những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc nắm bắt thông tin chi tiết về vật liệu bê tông sợi thủy tinh. Theo đó đây là vật liệu sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhờ vào đó mà chúng tính ứng dụng của chúng trở nên rộng rãi hơn. Hiện nay Nhật Đình có cung cấp đến các vật liệu phục vụ trong các công trình xây dựng trong đó có bê tông sợi thủy tinh. Khi khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ đến số hotline để được tư vấn cũng như giải đáp mọi thắc mắc cụ thể và chi tiết nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.