Nội dung tóm tắt bài viết
Tìm hiểu về chất độn Composite phổ biến
Chất độn nhựa được biết tới là nguyên liệu phụ gia ở dạng hạt. Công dụng của loại này là tăng độ cứng, giảm giá thành của sản phẩm, giảm co ngót, cải thiện tính năng trên bề mặt vật liệu. Trong nhựa Composite cũng có chứa chất độn. Để hiểu hơn về chất độn Composite phổ biến, bạn tham khảo một vài chia sẻ sau.
Khái quát về chất độn
Chất độn giữ vai trò là chất có thể chịu ứng suất tập trung. Bởi độn thường sở hữu tính chất cơ lý so với nhựa cao hơn. Người ta thường đánh giá độn theo những đặc điểm đó là:
- Tính kháng môi trường, hóa chất, nhiệt độ.
- Tính gia cường cơ học.
- Phân tán nhựa tốt.
- Thuận lợi quá trình gia công.
- Giải nhiệt, truyền nhiệt tốt.
- Giá thành nhẹ và hạ.
Tùy theo từng yêu cầu loại sản phẩm, người ta sẽ chọn loại vật liệu để độn phù hợp. Hiện nay gồm hai dạng độn như sau:
- Độn dạng sợi: Tính năng về cơ lý hoá của loại này cao hơn loại còn lại. Tuy nhiên, giá thành lại cao hơn, hay sử dụng để chế biến những vật liệu cao cấp đó là sợi carbon, sợi cacbua silic, sợi thủy tinh, sợi Bo, sợi amide…
- Độn dạng hạt: Thường dùng CaCO3, vảy kim loại, silica, vảy mica, độn khoáng, đất sét, cao lanh, bột talc…
Cốt sợi có thể là loại tự nhiên như sợi gai, xơ dừa, sợi đay, sợi lanh, xơ tre, bông… Cũng có thể là nhân tạo như sợi vải, sợi thuỷ tinh, sợi poliamit…Tùy yêu cầu dùng mà người ta sẽ chế tạo sợi theo các dạng dài, tấm sợi, ngắn, rối…
Khái quát về chất độn
Tìm hiểu về chất độn Composite phổ biến
Trộn thêm chất độn với mục đích là tăng độ bền hóa học và cơ học của nhựa Composite. Trong chế tạo nhựa Composite, tùy vào mục đích sẽ chọn lựa chất độn khác nhau. Bột đá – CaCO3 và bột nhẹ là loại chất độn Composite phổ biến, thường gặp nhất bạn có thể tham khảo.
Đây là nguyên liệu chính dùng trong ngành cao su, nhựa, sơn, giấy, phân bón, bột trét tường. Đặc biệt Bột đá – CaCO3 không thể thiếu khi sản xuất những sản phẩm nhựa Composite. Ngoài ra, CaCO3 còn dùng để làm chất phụ gia chế biến thức ăn trong chăn nuôi, lọc nước, nguyên liệu khử phèn, xử lý ao hồ, kích thích thủy sản nhanh thay vỏ.
Bột đá – CaCO3 không thể thiếu khi sản xuất những sản phẩm nhựa Composite
Bột CaCO3 rất mịn, dạng bột màu trắng, chế biến từ Canxi thiên nhiên với thành phần CaCO3 hoá học. Khi pha bột đá CaCO3 cùng nhựa Composite sẽ giúp tiết kiệm nhựa, hạ giá thành đối với sản phẩm. Khi chế tạo, gia công những vật liệu composite thường gặp hiện tượng như có lỗ khí, nứt mai rùa, lỗ ngót, bị khô sợi thủy tinh, phân tầng, không ngấm thấu hết, cháy quá…
Hiện tượng lỗ ngót, lỗ khí là tình trạng những túi khí trong nền nhựa có thể nhìn qua mắt thường. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hiện tượng này như quá trình gia công khí chưa được đuổi ra hết, do tính chất nhựa nền đóng rắn gặp phải chất khí thoát ra…
Muốn khắc phục cũng như hạn chế hiện tượng đó, ta cho thêm một ít bột đá vào nhựa nền. Bột đá hút khí trong nhựa nền và khí thoát ra nếu đóng rắn. Mặt khác, bột đá cũng làm cho sản phẩm được bóng láng hơn.
Tìm hiểu về các chất độn Composite phổ biến
Bột nhẹ là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các ngành như Cao su, kem, xà phòng, thuốc đánh răng… bởi độ tinh khiết cao. Bột nhẹ có bản chất là muối canxi cacbonat rất ít tan trong nước nhưng lại dễ hòa tan trong các loại axit, chính vì thế mà bột nhẹ là vật liệu rất thông dụng trong ngành công nghiệp.
Đơn vị bán chất độn Composite uy tín trên thị trường
Như đã giới thiệu ở trên, vật liệu Composite được phân theo bản chất cũng như hình dạng vật liệu thành phần.
Theo hình dạng:
- Vật liệu composite độn ở dạng hạt: Vật liệu tăng cường khi có dạng hạt, những tiểu phân hạt độn có thể phân tán lên polymer nền. Điểm khác nhau giữa sợi và hạt là không chứa kích thước ưu tiên.
- Vật liệu composite độn ở dạng sợi: Vật liệu tăng cường khi có dạng sợi, ta có thể gọi đấy là composite độn theo dạng sợi. Chất độn này gia cường cơ lý tính được tăng đối với polymer nền.
Khi phân loại theo thành phần và bản chất như sau:
- Compozit nền kim loại như hợp kim Al, hợp kim Titan… cùng độn dạng hạt sợi khoáng (Si, C), sợi kim loại (Bo)…
- Compozit nền hữu cơ (hạt, nhựa) cùng vật liệu cốt dạng sợi khoáng (cacbon, thủy tinh…), sợi hữu cơ (kevlar, polyamit…), sợi kim loại (nhôm, bo).
- Compozit nền khoáng (gốm) vật liệu cốt dạng: hạt kim loại ( gốm), sợi kim loại (Bo), hạt gốm (Nitơ, cacbua)…
Để mua được vật liệu Composite chất lượng, phù hợp bạn nên liên hệ với vatlieucomposite.com. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp tấm nhựa Composite, vật liệu Composite, nhựa Epoxy Resin chất lượng, giá cả phải chăng.
Đơn vị bán chất độn Composite uy tín trên thị trường
Kết luận
Bài chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về chất độn Composite. Nếu muốn đặt mua hay có bất cứ vấn đề thắc mắc gì về loại vật liệu này, bạn liên hệ với vatlieucomposite.com để được tư vấn cụ thể.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.