Bột đồng là gì?, ưu nhược điểm cấu tạo phân loại của bột đồng trong đời sống. Hiện nay có rất nhiều loại bột khác nhau được sử dụng trong đời sống con người. Với vai trò không thể thiếu trong các lĩnh vực khác nhau, bột đồng càng được ưa chuộng. Cùng tìm hiểu về các loại bột đồng, ưu nhược điểm và tính ứng dụng của chúng thông qua bài viết sau đây.
Nội dung tóm tắt bài viết
1. Bột đồng là gì?
Bột đồng là loại bột có màu đỏ nâu, dẻo và có khả năng dẫn điện rất tốt. Về tính chất hóa học, loại bột này dễ dàng hòa tan bởi các loại axit mạnh như HNO3, HCl hay H2SO4 đặc nóng; trong dung dịch H2SO4 loãng, bột tan từ từ trong điều kiện có không khí.
Bột đồng có các đặc điểm vật lý như: Khó bị ăn mòn bởi khí quyển hơn sắt, dưới tác động của oxi trong thời gian dài nó sẽ chuyển sang màu xanh lục, độc và dễ cháy khi ở dạng mịn. Nhưng đồng chính là nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong các chu trình chuyển hóa ở thực vật, động vật cũng như con người.
Bột đồng nguyên chất với màu đỏ nâu
2. Ưu, nhược điểm cấu tạo
Bột đồng có công thức hóa học là Cu, ngoài tự nhiên chúng tồn tại dưới dạng cấu tạo quặng muối sunfua hoặc cacbonat, có nhiều dạng như tinh thể, mẩu, tấm. Phần lớn các quặng đồng chỉ chứa một hàm lượng nhỏ, nên phải qua quá trình tinh chế mới thu được đồng nguyên chất.
Bột đồng có nhiều ưu điểm bởi tính ứng dụng rộng rãi của nó:
- Dễ dàng sử dụng: Bột đồng là nguyên liệu rất dễ sử dụng, có thể dễ dàng trộn cùng với các kim loại khác để tạo thành vật liệu chống ma sát
- Dễ tìm mua: Bột đồng hiện nay được bán rất nhiều trên thị trường. Bạn có thể tìm mua ngay trên các trang web chuyên về vật liệu.
- Tính ứng dụng cao: Trong nhiều lĩnh vực từ nông, công nghiệp thì đều có sự góp mặt bởi đồng. Từ những vật dụng hàng ngày, đến các sản phẩm công nghệ, thậm chí đồng ruộng cũng không thể thiếu.
Với nhiều ưu điểm là thế nhưng bột đồng cũng có những nhược điểm:
- Dễ cháy: Khi ở dạng bột thì đồng rất dễ cháy, vì vậy cần lưu ý vấn đề này để phòng tránh cháy nổ, gây tổn thất, hư hỏng.
- Tính độc: Ở một lượng vừa phải, bột đồng không gây nguy hại gì. Nhưng khi sử dụng với một liều lượng quá cao thì rất dễ gây độc cho vật nuôi, đặc biệt là thủy sản.
3.Phân loại bột đồng
Bột đồng hiện nay được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, ngoài đồng nguyên chất thì hợp kim của nó là bột đồng sulfat và bột đồng oxit cũng được sử dụng rộng rãi. Hãy tìm hiểu chi tiết các dạng bột này nhé.
3.1. Bột đồng oxit
Bột đồng oxit có thường dùng là bột đồng II, có công thức hóa học là CuO, có màu đen. Đồng oxit không tan trong nước, tan trong axit, tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước., nó cũng tác dụng với một số chất khử khác.
Bột đồng oxit với màu đen đặc trưng
3.2. Bột đồng sunfat
Bột đồng sunfat hay đồng (II) sunfat có công thức hóa học là CuSO4, có dạng tinh thể kết tinh màu xanh lam đẹp mắt. Bột đồng này dễ tan trong nước, tác dụng với kiềm và các muối khác. Loại bột này đã được nghiên cứu từ năm 1950 và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong công nghiệp, nó tồn tại dưới dạng ngậm nước với công thức là CuSO4.5H2O.
Màu xanh lam đặc trưng của Cu2SO4
3.Ứng dụng bột đồng
Bột đồng hay các hợp kim của nó có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong đời sống con người. Mỗi loại bột đều có có vai trò khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là:
3.1. Bột đồng nguyên chất
Vì có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nên bột đồng được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Hai ngành sử dụng vật liệu này nhiều nhất đó là lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp điện tử.
Người ta sử dụng nó trong các bảng mạch điện tử, rơle, que hàn… Đồng đã được sử dụng thay thế cho nhôm trong các mạch IC hay được trộn với niken để làm bộ đồ ăn như dao, nĩa… Với tính dẻo, đồng được trộn để tạo hợp kim để tăng cường tính cơ học, thay đổi chiều liên kết của vật liệu.
Không chỉ vậy, nó cũng được sử dụng trong các bộ phận kết cấu hay vật liệu ma sát, sản xuất sơn chống rỉ, sơn bảo vệ, trang trí… Ngoài ra, chúng cũng được ứng dụng trong các lĩnh vực hàn, hàn lạnh, sản xuất mực in, phòng thí nghiệm. Hiện nay chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp các đồ dùng hay các bức tranh, huân huy chương được mạ cơ khí bởi đồng. Trong y tế, người ta sử dụng đồng để làm các bề mặt tĩnh sinh học ở bệnh viện.
3.2. Bột đồng oxit
Đồng oxit là một chất kháng sâu bệnh rất tốt, nó thường được bổ sung trong phân bón để tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Không chỉ vậy, thực vật cần đồng như một vi lượng cần thiết cho các quá trình trao đổi chất. Người dân thường sử dụng nó như là một chất kích thích tăng trưởng cho cây.
Trong ngành công nghiệp gỗ, đồng được ứng dụng như là một chất để bảo quản gỗ khỏi mối mọt đục khoét, xâm hại. Người ta cũng sử dụng nó để tạo chất nhuộm màu với sự đa dạng màu sắc và độ bám tốt. Chất nhuộm sẽ được dùng cho các sản phẩm làm từ thủy tinh, gốm sứ, vật liệu pháo hoa…
Ngoài ra, loại bột đồng này còn được sử dụng như một chất bán dẫn để sản xuất pin năng lượng mặt trời. Với đặc tính kháng khuẩn và nấm, bột đồng oxit được dùng trong bể bơi, ao hồ, sông suối.
Điều này giúp môi trường nước được trong sạch, các loại thủy sản có điều kiện tốt để phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng trong mức độ khuyến cáo tránh ảnh hưởng đến vật nuôi. Vì những vai trò ở nhiều các lĩnh vực khác nhau, chất này đã giúp cải thiện chất lượng, nâng cao hiệu quả lao động nên nó ngày một được ưa chuộng.
3.3. Bột đồng sunfat
Loại bột này có nhiều ứng dụng phong phú như thuốc trừ sâu, diệt tảo trong ao hồ, thức ăn chăn nuôi, làm xi mạ… Trong xử lý nấm mốc, vai trò của bột này rất quan trọng. Vì tính chất hút ẩm mạnh trong không khí sẽ loại bỏ hơi ẩm cần thiết để các vi sinh vật gây hại như nấm mốc phát triển.
Đặc biệt, trong ngành chăn nuôi thủy sản, chúng ngăn chặn sự phát triển của rêu tảo một cách mạnh mẽ, tác động một cách triệt để đến tế bào của chúng. Do đó, làm cho rêu tảo bị phá hủy, tránh các bệnh nguy hiểm ở thủy sản hay nước thiếu oxy do tảo gây ra trong ao hồ.
Ao hồ trở nên trong sạch khi được xử lý bởi bột đồng sunfat
Trong trồng trọt, chất này được bổ sung vào phân bón, thuốc trừ sâu, diệt nấm để bảo quản hạt giống, làm nguyên tố thiết yếu cho cây trồng sử dụng. Với vai trò quan trọng, đồng sunfat không thể thiếu trong nông nghiệp.
Trong công nghiệp, chúng được sử dụng như một chất xúc tác để tạo ra các chất khác. Nó cũng được sử dụng tạo ra đồng nguyên chất… khi xây dựng các công trình lớn, nó cũng được bổ sung để tạo một kết cấu tốt. Ngành công nghiệp in ấn hay sơn cũng không thể thiếu thành phần này.
Dù ít hay nhiều, bột đồng chính là thành phần không thể thiếu trong mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, không thể sử dụng chúng một cách tùy ý, bởi nếu không đúng liều lượng thì có thể gây hiệu quả ngược. Chúng ta cũng cần biết cách để mua được sản phẩm tinh khiết, chất lượng cao và bảo quản tốt. Hãy đến với Nhật Đình, là cơ sở đáng tin cậy, uy tín và được cấp phép. Chúng tôi sẽ tư vấn kỹ lưỡng để các bạn luôn an tâm sử dụng.
Bài viết liên quan
Các loại nhựa Vinylester thông dụng kháng Bazơ và chống ăn mòn Axit
Những loại nhựa Vinylester thông dụng thường được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh [...]
Vải polyester là gì?
Vải polyester từ lâu đã được ứng dụng nhiều trong may mặc, trang phục. Vậy [...]
Sợi polyester là gì?
Meta: Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá những điều cần biết về [...]
Th6
Vật liệu Composite là gì?
Composite – vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng và đời [...]
Th6
Polyester là gì?
Polyester là gì? Nguồn gốc, công dụng và bảo quản polyester là gì Nếu bạn [...]
Th6
Bột nhôm là gì? Ưu, nhược điểm, cấu tạo và phân loại, ứng dụng
Bột nhôm là gì?, cấu tạo ưu và nhược điểm của bột nhôm trong đời [...]
Th9